Nghề gọi yến là một trong những ngành nghề mới xuất hiện ở Việt Nam trong thời gian gần đây khi, con người phát hiện ra rằng chim yến là loài có giá trị kinh tế cao, nhờ tổ yến mà chim cung cấp. Tuy đây lại là loài chim hoang dã sinh sống ngoài hoang đảo nhưng vẫn có thể sinh sống được tại đất liền vì quan sát thấy chim yến kiếm ăn ở đất liền và có thể làm tổ trên các tòa nhà cao như nhà thờ, chùa…. Cùng với đó khi khoa học kĩ thuật phát triển đã tạo điều kiện để con người có thể Gọi – dẫn dụ chim yến ở ngoài hoang đảo về đất liền sinh sống, làm tổ và cho tổ yến sào bổ dưỡng.
Chính vì thế trong thị trường yến sào lưu truyền câu chuyện cổ tích:
Cổ tích về người Gọi Yến
Ngày xửa ngày xưa chim yến làm tổ ngoài hoang đảo, sinh sống và duy trì nòi giống hết sức khó khăn dưới điều kiện tự nhiên khắc nghiệt!
Trong một lần tình cờ vào đất liền kiếm ăn Chim Yến thấy rằng vách tường của người dân cũng giống như bờ đá ngoài hoang đảo có thể làm tổ ở đây. Vậy là một số ít chim yến làm tổ trên mái nhà người dân.
Sau thời gian dài sinh sống, chim yến thấy rằng điều kiện sống trong đất liền tốt hơn rất nhiều ngoài hoang đảo, liền gọi nhau về làm tổ trên mái nhà của người dân.
Tuy nhiên khi chim yến kéo về quá đông lại không đủ chỗ làm tổ, thấy vậy Yến bèn nói với anh nông dân rằng “Thời xưa ăn khế trả vàng, thời nay nếu anh xây nhà cho chim làm tổ để duy trì nòi giống chim sẽ trả cho anh SỨC KHỎE VÀNG”
Nông dân hỏi: “Làm sao chim cho con người được sức khỏe?”
Chim trả lời: Khi làm tổ, sinh con và con tôi lớn lên bay đi, anh hãy lấy tổ của tôi nấu lên ăn ắt sẽ khỏe!
Kể từ đó chim yến và người nông dân gắn kết với nhau 🤲 dựa trên giá trị cộng sinh và mối quan hệ của cả hai ngày càng trở nên khăng khít!
Nguồn: #ThuongHieuLoveNest
Đánh giá tiềm năng nghề gọi yến tại Việt Nam
Theo ông Trần Duy Hưng – Chuyên gia gọi yến LoveNest trả lời:
Để nhận định về tiềm năng nghề Gọi yến cũng như tiềm năng đầu tư xây dựng nhà yến, chúng ta cùng nhìn vào quy mô thị trường theo thống kê từ Koreabridge
Tổng Cầu yến sào mỗi năm 140 tấn yến, trong đó: Hong Kong dùng hơn 100 tấn Yến Sào mỗi năm, chiếm gần 60% nguồn cung Yến của toàn thế giới. Người Hoa kiều ở Bắc Mỹ sử dụng hơn 30 tấn mỗi năm, Trung Quốc 10 tấn. Tổng cầu liên tục tăng trong 10 năm qua theo tốc độ phát triển dân số.
Nguồn cung: Trong khi tổng cầu rất lớn nhưng nguồn cung yến sào lại bị hạn chế bởi đời sống chim yến phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên chỉ có thể sinh sống và phát triển đàn tại các nước nhiệt đới và ven biển như: Việt Nam, Indo, Malai, Thái Lan. Việt Nam với lợi thế bờ biển dài có tiềm năng phát triển ngành rất lớn. Tuy nhiên hiện tại trong tổng nguồn cầu thế giới Việt Nam nguồn cung Việt Nam chỉ chiếm dưới 10%. Đây chính là cơ hội lớn để tìm hiểu ngành nghề và tham gia đầu tư trong giai đoạn này.
Như vậy chúng ta có thể thấy nghề gọi yến là một nghề còn non trẻ và tiềm năng phát triển là rất lớn, việc phát triển nghề gọi yến không những mang lại cơ hội việc làm mà còn góp phần tăng sản lượng yến sào và phát triển nguồn cung cho ngành yến sào cả nước